Nối đất trục Dòng điện trục

Đối với đầu tự do của động cơ, máy phát chúng ta đã thiết lập cách điện giữa trục với vỏ máy. Như vậy mạch dòng điện trục sẽ bị hở. Về nguyên lý thì sẽ không có dòng điện trục. Trên thực tế, vẫn có thể có.

Trong hệ thống máy phát điện luôn có mạch điện DC trên rotor.

Mạch điện này thường không được nối đất trực tiếp. Do đó khi có chạm đất sẽ vẫn có khả năng tiếp tục vận hành một thời gian. Tuy nhiên, nếu có thêm một điểm chạm đất thứ 2 sẽ khá nguy hiểm. Vì thế, luôn phải kiểm tra chất lượng của lớp cách điện của các cuộn dây Rotor.

Các rơ le kiểm tra cách điện của rotor thường được gọi là Rơ le chạm đất kích từ (field ground relay, 64FG). Các rơ le này có thể có các kiểu sau:

  1. Dùng luôn điện áp kích thích để phát hiện chạm đất. Mạch bên ngoài được nối đất qua một bộ điện trở và một bộ phát hiện dòng.
  2. Dùng một nguồn điện DC ngoài nối giữa đất và một trong 2 cực, cũng qua một bộ phát hiện dòng.
  3. Dùng một nguồn điện xoay chiều tần số rất thấp, cũng nối như trên.

Dù rơ le bảo vệ chạm đất kích thích nối như thế nào thì vẫn có khả năng dòng điện của hệ thống bảo vệ chạm đất sẽ đi qua trục, và ra đất qua gối trục phía không cách điện.

Vì thế, Trên trục, phía có ổ trục không cách điện người ta thường gia công một vị trí nhẵn bóng. Trên đó, đặt một giá than, và cho 1 chổi than tiếp xúc vào vị trí đó. Dây ra của chổi than sẽ được nối xuống đất. Như vậy khi có dòng điện trục, thì dòng ấy sẽ đi qua chổi than, mà không đi qua ổ trục.

Liên quan